Sản xuất lắp ráp ô tô là
quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát
xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết,
bộ phận, tổng thành, hệ thống. Đồng thời, kinh doanh nhập khẩu xe ô tô là ngành
nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư vì vậy doanh nghiệp cần
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được phép kinh
doanh lĩnh vực này.
Ảnh
minh họa
Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô được Chính phủ quy định
chi tiết tại Điều 7 và Điều 15 Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Theo nội dung của các văn bản trên, điều kiện để các chủ thể được kinh doanh Sản
xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô gồm:
Thứ nhất, doanh
nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Về cơ sở vật chất:
+ Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng
hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây
chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng
các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc
hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
- Người phụ trách kỹ thuật các dây
chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ
khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05
năm;
- Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng
cháy, chữa cháy;
- Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường
đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, doanh
nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh
nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc
hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này;
- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu
chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện hưởng thuế 0% với doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp ô tô là gì?;
- Quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với
ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước;
- Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản
xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 01/12/2022.
Quỳnh
Nhi - Bách Khoa Luật
Nội dung bài biết được trích dẫn nguyên văn và có dẫn nguồn [link nguồn] . Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của luật sư trước khi áp dụng.