Bách Khoa Luật - Cổng thông tin pháp luật. Chúng tôi cung cấp giải pháp tra cứu thông tin, văn bản pháp luật toàn diện, uy tín và đa chiều. Hệ thống kết nối luật sư hỗ trợ chuyên sâu mọi lĩnh vực ngành nghề..

Thông Tin Liên Hệ

KHỞI NGHIỆP

Đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết!
Bạn chỉ cần điền thông tin, Bách khoa luật sẽ mang doanh nghiệp đến với bạn.
  • Tỷ lệ thành công 100%
  • Tiết kiệm thời gian - chi phí
  • Đội ngũ chuyên nghiệp
  • Thanh toán trực tuyến

ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Tên doanh nghiệp phải đặt như thế nào?


"Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên việc đặt tên cho doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn do sẽ có sự trùng lặp và cách đặt tên phải phù hợp quy định pháp luật về doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách đặt tên cho doanh nghiệp như sau:

“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp”.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định về những điều cấm khi đặt tên cho doanh nghiệp tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Ví dụ: Công ty Cổ phần An Nhiên; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuần Chính,…

Như vậy, doanh nghiệp cần phải đặt tên doanh nghiệp trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành để tránh tình trạng bị trùng tên và phải thực hiện thay đổi."

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung nào? Doanh nghiệp được quyền hoạt động kể từ thời điểm nào?


"Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.”

- Theo Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện."

3. Thời hạn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?


"Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: ""Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.""

Như vậy, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định của pháp luật."

4. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng bao lâu kể từ ngày có thay đổi?


"Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo thủ tục luật định."

5. Công ty cổ phần có thể huy động vốn để tăng vốn điều lệ bằng những cách nào?


"Hình thức tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần thông qua việc chào bán cổ phần được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

- Chào bán cổ phần riêng lẻ;

- Chào bán cổ phần ra công chúng. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Lưu ý: Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần."