Tổng
cục Hải quan vừa có ý kiến khẳng định, hướng dẫn mặt hàng đá vôi tại công văn 8019/TCHQ-TXNK
ngày 22/12/2020 là đúng quy định. DN muốn xuất khẩu phải phải có giấy phép, vì
đá vôi để sản xuất clanhke xi măng Poóc lăng thì thuộc nhóm 25.21 và phải được
khai thác từ các mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò, khai thác
theo quy định tại Điều 82, Luật Khoáng sản.
Thời
gian vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có những bài viết liên
quan đến việc phản ứng của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đá vôi liên quan đến công văn số
8019/TCHQ-TXNK ngày 22/12/2020 của Tổng cục Hải quan về
việc về việc phân loại mặt hàng đá. Về việc này, Tổng cục Hải quan cho biết, để
bảo đảm chống thất thu thuế, đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh và việc thực
thi Luật Khoáng sản được nghiêm minh, các công ty đề nghị Tổng cục Hải quan có
hướng dẫn phân loại mặt hàng này và xem xét chỉ đạo, kiểm tra, rà soát để xử lý
các DN đã khai sai mã số theo quy định pháp luật.
Sau
khi xem xét kiến nghị của các DN, căn cứ vào các quy định của pháp luật về
khoáng sản, các quy định về phân loại hàng hóa.
Cụ
thể, điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản số
60/2010/QH12:
“1.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: g) Đá vôi, sét vôi, đá
hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm
nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt
Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;”
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN
6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanhke xi măng Poóc lăng:
“Chỉ
tiêu chất lượng của đá vôi dùng để sản xuất clanhke xi măng Poóc lăng: hàm lượng
CaCO3 ≥ 85% và hàm lượng MgCO3 ≤ 7%.”
Khoản
6, khoản 7 Điều 3 Nghị
định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản
lý vật liệu xây dựng:
“6.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp lát, đá làm vôi,
cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đôlômít,
bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi
măng và phụ gia xi măng), được quy hoạch trên phạm vi cả nước.
7.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại khoáng sản được quy định
tại Khoản 1 Điều 64 của Luật Khoáng sản.”
Còn
Khoản 4 Điều 2 Thông
tư 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
“4.
Đá xây dựng là các loại đá tự nhiên thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường được gia công đập, nghiền, phân loại hoặc đẽo, cắt, gọt theo
kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, xây tường, lát vỉa hè,
lòng đường.”
Tổng
cục Hải quan kiểm tra một số hồ sơ xuất khẩu do Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
cung cấp của các DN đang kiến nghị thì các mặt hàng này có tên khai báo là đá
xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi, không khai báo hàm lượng CaCO3 và MgCO3 nhưng
trên hoá đơn và hợp đồng thì mặt hàng đều có tên thương mại là limestone (đá
vôi).
Thu
thập một số tài liệu khác của DN như Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do Việt Nam
cấp thì mặt hàng xuất khẩu của DN đều có tên thương mại là limestone, HS code
2521.
Từ
các căn cứ nêu trên, việc Tổng cục Hải quan hướng dẫn mặt hàng đá vôi đáp ứng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanhke xi măng Poóc
lăng thì thuộc nhóm 25.21 tại công văn 8019/TCHQ-TXNK
ngày 22/12/2020 là đúng quy định.
Về
chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, khoản 1 Điều 82 Luật Khoáng sản
quy định thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản như sau:
“1.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản
2 Điều 82 Luật
Khoáng sản quy định: “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận
thu khoáng sản.”
Căn
cứ quy định nêu trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản đối với các loại
khoáng sản không thuộc khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản
nêu trên.
Điểm
g khoản 1 Điều 64 Luật
Khoáng sản quy định khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường như sau:
“g:
Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ
tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát,
đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;”
Căn
cứ quy định nêu trên thì đá vôi đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN
6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanke xi măng pooc lăng không
thuộc khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và Bộ Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác mặt hàng đá vôi làm nguyên liệu
sản xuất xi măng pooc lăng.
Khoản
4 Điều 2 Thông
tư 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
“4.
Đá xây dựng là các loại đá tự nhiên thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường được gia công đập, nghiền, phân loại hoặc đẽo, cắt, gọt theo
kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, xây tường, lát vỉa hè,
lòng đường:”
Khoản
2 Điều 3 Thông
tư 05/1018/TT-BXD ngày 29/06/2018 của Bộ Xây dựng quy định:
“Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định
pháp luật về khoáng sản.”
Căn
cứ quy định nêu trên thì mặt hàng đá vôi đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN
6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanke xi măng pooc lăng phải
có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật về khoáng sản (được khai thác
từ mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác).
Về
vướng mắc của DN xuất khẩu đá vôi, Tổng cục Hải quan cho biết, các lô hàng xuất
khẩu của DN hiện đang khai báo đá xây dựng có mã HS 25174900. Trường hợp này được
xác định là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại Điều
64 Luật
Khoáng sản và do UBND cấp tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác theo
quy định tại Điều 82 Luật
Khoáng sản. Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thì
các lô hàng khai báo đá vôi xuất khẩu đang lưu giữ tại cửa khẩu có nguồn gốc từ
các mỏ do UBND tỉnh cấp phép.
Theo
hướng dẫn tại công
văn số 8019/TCHQ-TXNK ngày 22/12/2020 của Tổng cục Hải quan về
việc phân loại mặt hàng đá, mặt hàng đá vôi trên các tờ khai xuất khẩu đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN
6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanhke xi măng Poóc lăng thì
thuộc nhóm 25.21 và phải được khai thác từ các mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản.
Do vậy, các lô hàng khai báo đá vôi xuất khẩu đang lưu giữ tại cửa khẩu có nguồn
gốc từ các mỏ do UBND tỉnh cấp phép là không đúng quy định của Điều 82 Luật Khoáng sản
nên chưa được xem xét giải quyết thủ tục thông quan.
Tổng
cục Hải quan cho biết, đã yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Chi cục
Hải quan cửa khẩu căn cứ hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu do người khai hải
quan xuất trình, đối chiếu quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về
quản lý chuyên ngành có liên quan để khẩn trương giải quyết thủ tục hải quan xuất
khẩu mặt hàng đá vôi theo đúng quy định của pháp luật.
Trước
đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho hay, hiện khu vực cảng
Cẩm Phả có 14 tàu nước ngoài chờ xếp hàng lên tàu, trong đó 2 tàu đã xếp hàng
nhưng phải dừng lại. Ngoài ra, 6 tàu nước ngoài có kế hoạch nhập cảnh để nhập
hàng, có 21 tờ khai của 10 DN đã đăng ký tờ khai. Các DN phản ánh việc này dẫn
tới ùn ứ, gây thiệt hại cho DN.
Anh Minh